Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

Tỉnh có "siêu" sân bay 16 tỷ USD, thủy phi cơ trên sông, biến hình với đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế

Admin
Đến năm 2050, tỉnh này sẽ là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài.

Đầu tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước.

Kinh tế phát triển năng động và đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc.

Đồng Nai có "đại công trình" Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư khái toán khoảng 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD). Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác trong năm 2026 kỳ vọng sẽ tạo ra động lực lớn đối với quá trình phát triển của tỉnh.

Đồng Nai đã quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Sân bay Long Thành, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng 4 dự án giao thông với tổng mức đầu tư 4 dự án là 22.600 tỷ đồng, để kết nối vào sân bay Long Thành.

Hiện chưa có quy hoạch chi tiết, dưới đây là hình ảnh viễn cảnh tương lai do ứng dụng AI Chat GPT tạo ra:

Tỉnh có

Đến năm 2050, Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng "0".

Tỉnh có

Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 sẽ có 4 thành phố trong phương án xây dựng vùng huyện và các đô thị, gồm 2 thành phố hiện hữu là Biên Hòa và Long Khánh. Ngoài ra có 2 thành phố mới là Thành phố Long Thành và Nhơn Trạch. Bên cạnh đó, tỉnh có thị xã Trảng Bom và 6 huyện khác.

Tỉnh có

Bên cạnh phát triển khu đô thị - du lịch núi Chứa Chan, hồ Núi Le thì tỉnh cũng chú trọng phát triển du lịch cảnh quan sinh thái dọc sông Đồng Nai, cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp đô thị, ưu tiên khu vực thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch.

Tỉnh có

Tỉnh có

Tỉnh có

Tỉnh có

Đồng Nai hướng tới phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện (du lịch MICE)..., gắn với thế mạnh địa phương. Triển khai các dự án đô thị, du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp, tập trung phát triển các khu đô thị - du lịch - dịch vụ kề cận sân bay Long Thành.

Tỉnh có

Bên cạnh đó, phát triển du lịch sinh thái hồ, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ẩm thực, mua sắm ở Hồ Trị An và các đảo. Du lịch sinh thái rừng, sinh thái hồ, dịch vụ ẩm thực, hội họp... ở hồ Bà Hào.

Tỉnh có

Quy hoạch cũng xác định các nhiệm vụ đột phá của tỉnh từ nay đến năm 2050, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là khai thác hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành và triển khai Dự án Sân bay lưỡng dụng Biên Hòa gắn với mô hình đô thị sân bay.

Tỉnh có

Đồng Nai sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đầu tư các tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn tỉnh, chủ động đề xuất hệ thống giao thông kết nối tại các nhà ga, tổ chức phát triển TOD tại các nhà ga. Phát triển các tuyến đường sắt đô thị vận chuyển hành khách kết nối từ Biên Hòa, từ TP. Hồ Chí Minh đến sân Bay Quốc tế Long Thành.

Tỉnh có

Tỉnh có

Tỉnh có

Bên cạnh đó, Đồng Nai đầu tư xây dựng sân bay lưỡng dụng Biên Hòa và một số sân bay thủy phi cơ trên sông Đồng Nai và mặt hồ Trị An,…

Tỉnh có

Về giao thông đường bộ, tỉnh Đồng Nai định hướng đến năm 2050 cơ bản hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Trong đó, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ các trục giao thông quốc lộ. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 nâng cấp, mở mới các tuyến đường bộ đạt tiêu chuẩn từ 02-04 làn xe, lộ giới 45-52m. Một số tuyến trục chính định hướng phục vụ khu vực nâng lên 04-08 làn xe, lộ giới 60-80m.

Tỉnh có

Ngành giáo dục của Đồng Nai sẽ phát triển các tổ hợp nghiên cứu phát triển & GD nghề nghiệp, được định hướng trở thành Tổ hợp giáo dục lớn nhất tại Việt Nam về nghiên cứu và đào tạo các ngành công nghiệp, công nghệ cao mũi nhọn của cả nước.

Tỉnh có

Phát triển hệ thống vận tải đa phương thức cùng các dịch vụ logistics, lấy nền tảng là các trung tâm logistics hiện đại cấp vùng và cấp tỉnh. Tập trung đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỉnh có

Xây dựng các khu công nghiệp xanh, thực hiện chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu theo lộ trình thực hiện mục tiêu giảm phát thải các-bon. Tập trung thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao, công nghệ mới, thân thiện môi trường, gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.

Tỉnh có

Đồng Nai dự kiến sẽ cây dựng khu trung tâm đổi mới sáng tạo, khu công nghệ thông tin tập trung, các dự án chuyển đổi số, phát triển các tổ hợp giáo dục, đào tạo chuyên sâu cho vùng Đông Nam Bộ.