Nổi bật nhất

Đức lao đao trong 'mùa đông đầu tiên'?

Admin

Vài tháng tới sẽ là mùa đông đầu tiên Đức “thoát” khí đốt Nga (một cách bị ép buộc) những những lo âu khi các UGS vẫn chưa hoạt động đầy đủ.

Theo giới truyền thông Mỹ và Đức, năm thành công đầu tiên của Đức “sống không có khí đốt Nga” đang bị đe dọa nghiêm trọng vì cơ sở hạ tầng lưu trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vẫn chưa sẵn sàng, dự trữ không đủ dùng, hơn nữa giá LNG cao hơn rất nhiều so với khí tự nhiên đường ống của Nga.

Theo Bloomberg, một nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng khác trên bờ biển Baltic của Đức có nguy cơ không hoạt động vào mùa đông do sự phản đối của người dân địa phương đối với dự án ngày càng gia tăng.

Điều này khiến chính phủ liên bang Đức phải cảnh báo chính quyền các bang về tình trạng mong manh của an ninh năng lượng quốc gia nói chung.

Thậm chí là theo Bloomberg, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức có thể dẫn tới hậu quả ghê gớm cho cả châu lục, vốn cũng đang “rất bất ổn” sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2021-2022.

Bộ trưởng kinh tế Đức Robert Habeck đã cảnh báo rằng, có thể có hậu quả nghiêm trọng nếu kho cảng LNG thứ hai gần đảo Rügen không bắt đầu hoạt động vào mùa đông này như kế hoạch.

Chính quyền liên bang quyết tâm hoàn thành nhưng việc tự quản lý của chính quyền địa phương gặp trở ngại nghiêm trọng.

Nói một cách đơn giản, nhập khẩu khí đốt vẫn rất quan trọng và các UGS (cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm) tiếp tục đóng vai trò là kho dự trữ quan trọng, thế nhưng cơ sở hạ tầng của Đức đã không phát triển thêm chút nào so với khi cung cấp tài nguyên năng lượng theo kiểu truyền thống (tức là lưu trữ khí đốt đường ống của Nga), bất chấp mọi tuyên bố và nỗ lực.

Được biết, chính quyền Berlin đang hướng tới một “mùa đông mẫu mực” ở châu Âu vì đây sẽ là mùa đông đầu tiên nước này bước vào năm mới mà không có khí đốt từ tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) của Nga.

Nói cách khác, không chỉ an ninh năng lượng của cả Đức và châu Âu nói chung phụ thuộc vào tình trạng sưởi ấm và nguồn cung trên thị trường, chi phí nguyên liệu thô, mà còn phụ thuộc vào quyền lực của liên minh nắm quyền, đang làm mất lòng tin của cử tri.

Các yếu tố này được mô tả đã gây áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz nên Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck kêu gọi chính quyền liên bang và địa phương nhanh chóng giải quyết những khác biệt và bắt đầu quá trình phê duyệt dự án kho bãi bên bờ biển Baltic với tốc độ “cực kỳ cấp bách”.

Theo Bloomberg, nỗi lo sợ của chính quyền Berlin là có thể hiểu được, bởi những kỳ vọng về năm thành công đầu tiên của nước Đức “thoát khỏi” nguyên liệu thô từ Nga đang tan vỡ, sau vụ tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) bị phá hoại vào tháng 9/2022.

Hiện nay, mặc dù các cơ sở lưu trữ LNG đang hoạt động của Đức đã đầy hơn 90%, đây là mức cao kỷ lục của mùa hiện tại, nhưng công suất cung cấp vẫn còn cách rất xa với nhu cầu đủ dùng cho người dân trong cả mùa đông khắc nghiệt và đáp ứng nhu cầu của một số ngành kinh tế.

Hơn nữa, các kho chứa này lưu trữ loại nhiên liệu “rất đắt tiền”, cao hơn so với giá thị trường hiện tại rất nhiều, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho đời sống của người dân và kìm hãm, thậm chí là kéo tụt lùi sự phát triển của nền công nghiệp Đức.